Tình hình ô nhiễm không khí trên mức báo động ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh

Tình hình ô nhiễm không khí trên mức báo động ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh

Mấy ngày vừa qua, Tổng cục Môi trường lại tiếp tục ra khuyến cáo đề nghị người dân hạn chế ra ngoài trời, vì miền Bắc và cả một số tỉnh thành miền Nam lại tiếp tục chìm vào ô nhiễm trầm trọng.

Bầu trời Sài Gòn suốt nhiều ngày có sương mù quang hóa, không khí nặng, khó thở, nhiều người bị cay rát mắt và ngứa họng. Người có bệnh về đường hô hấp cảm thấy khó thở nặng. Những diễn biến thời tiết này xuất hiện vào thời điểm cuối năm se lạnh khiến không ít người nhầm tưởng đây là thời tiết mùa đông dễ chịu nên thích ra ngoài trời và không theo dõi các cảnh báo ô nhiễm không khí.

Đến hẹn lại lên, mùa đông bắt đầu ở Hà Nội bằng những đợt ô nhiễm bụi trong không khí kéo dài cả tuần. Ngày nào chỉ số AQI (chỉ số đo chất lượng không khí) cũng đỏ (ô nhiễm) và tím (rất ô nhiễm, có hại cho sức khỏe). Trong khoảng thời gian ngắn, tỉ lệ đóng góp bụi lại thay đổi theo từng giờ vì hướng gió và tốc độ gió thay đổi. Trong những ngày lặng gió, tỉ lệ đóng góp của nguồn bụi địa phương tăng lên do bụi mịn không thoát đi đâu được.

Chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao

Yếu tố tác động gây tăng/giảm lượng bụi là các yếu tố thời tiết như gió, mưa, nhiệt độ, lượng mây che phủ. Các đồ thị của chỉ số AQI và các yếu tố thời tiết trong cùng một khoảng thời gian cho thấy sự phụ thuộc rõ rệt của chỉ số AQI vào tốc độ gió, nhiệt độ không khí và cả độ ẩm trong ngày. Tốc độ gió càng tăng thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Dường như điều này đúng với mọi hướng gió. Có thể do gió đẩy không khí ô nhiễm đi và khuếch tán lên tầng trên của khí quyển, tức là hòa loãng hàm lượng bụi.

Với nhiệt độ, trong khoảng thời gian là một năm thì chỉ số AQI tăng vào mùa đông khi nhiệt độ thấp và giảm vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Với thời gian là một chu kỳ gió mùa Đông Bắc thì chỉ số AQI giảm mạnh khi gió Đông Bắc về và thổi mạnh, nhiệt độ giảm nhưng lại tăng khi cuối chu kỳ gió mùa trời nắng ấm, nhiệt độ tăng. Nếu xem xét trong một ngày lặng gió, chỉ số AQI tăng mạnh về đêm, khi nhiệt độ giảm và giảm vào buổi trưa, khi nhiệt độ tăng.

  • Điểm đo tại Minh Khai (Bắc Từ Liêm) lúc 8h có chỉ số AQI 213; điểm đo trên đường Phạm Văn Đồng 201; điểm đo tại Chi cục Bảo vệ môi trường (Cầu Giấy) là 201. Tất cả các điểm đo khác được Tổng cục Môi trường thông báo đều ghi nhận chỉ số AQI ở mức trên 170, nhiều điểm đo duy trì tình trạng tiệm cận 200 trong nhiều giờ.
  • Từ 6h đến 7h, hệ thống Pamair cũng ghi nhận chỉ số AQI ở mức cao, điểm đo Nguyễn Chế Nghĩa (Hoàn Kiếm) 327; điểm đo Đê La Thành (Đống Đa) 326; điểm đo Học viện Tài Chính (Bắc Từ Liêm) là 306.
  • Lúc 9h, hệ thống đo của Airvisual ghi nhận chỉ số AQI tại khu vực Hồ Tây là 317; tại GreenID (Cầu Giấy) là 245; tại Hàng Đậu 211.

Chủ động phòng tránh

Để phòng ngừa các bệnh lý cũng như tác hại do ô nhiễm không khí gây ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần phải nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch phòng vệ cho bản thân. Trong những ngày ô nhiễm không khí nguy hại, người dân đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra đường  hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

Nếu có nhu cầu ra ngoài bạn cần đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu có thể hãy sử dụng các máy lọc không khí ở gia đình, cơ quan để giúp cho không khí trở nên trong lành hơn, giảm thiểu các tác nhân bụi bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân.

← Bài trước Bài sau →
icon

Giao hàng nhanh chóng.

Nội thành 60 phút

icon

Chính sách bảo hành

Đến 12 tháng, đổi mới 7 ngày.

icon

Hỗ trợ 24/7

Với các kênh chat Facebook, Zalo & Hotline